Hướng dẫn cách chọn máy Bơm màng khí nén

Bí kíp chọn mua máy Bơm màng khí nén phù hợp

Cấu tạo máy Bơm màng như thế nào ?

Cấu tạo của Bơm màng khí nén có thể khác nhau tùy vào nhãn hiệu của loại bơm đó. Bơm GODO gồm có 2 màng. Những màng này được kết nối bởi một trục trong phần trung tâm. Các màng khi đang hoạt động được ví như bức tường ngăn cách giữa không khí và chất lỏng.

Van phân phối khí nằm ở phần trung tâm của máy Bơm GODO có nhiệm vụ phân phối khí nén cho mặt sau của 1 màng bơm.

Các màng bơm được điều khiển bằng khí nén. Hai màng bơm được nối với nhau bằng một trục hoành được đẩy qua lại luân phiên điều áp khoang không khí.

1. Cổng kết nối của Bơm màng với ống dẫn chất lỏng

Gồm hai cổng hút và xả. Cổng hút và xả được cấu tạo rất linh động và có thể xoay chuyển hướng từ 0 – 180o.

Cổng bơm được thiết hướng dẫn chọn máy bơm màng kế đơn giản, dễ lắp đặt.

Có 2 loại cổng bơm là đơn và đôi.

2. Thân bơm chứa chất lỏng (buồng bơm)

Gồm hai thân buồng chứa, là phần chứa chất bơm, tiếp xúc trực tiếp của chất bơm nên sẽ chịu tác dụng lý – hóa của chất bơm. Vì vậy buồng bơm phải được chế tạo từ loại vật liệu tương thích với chất bơm, không bị ăn mòn hay hỏng.

Thân bơm được cấu tạo rất chắc chắn và đơn giản.

Các loại vật liệu có thể cấu thành: nhựa PE, nhựa PTFE, Cast Iron,….

3. Màng bơm và van bi bơm

Gồm 2 màng bơm và 4 van bi một chiều cũng chịu tác dụng lý – hóa trực tiếp của chất bơm. Đây là bộ phận hoạt động chủ yếu của Bơm màng có nhiệm vụ hút và đẩy chất bơm. Màng bơm là bộ phận quan trọng, là bộ phận quyết định đến độ bền và chất lượng của Bơm GODO. Màng của Bơm GODO cấu tạo từ những chất liệu đặc biệt để phù hợp với đặc thù công việc nhằm kháng lại tác động lý – hóa của chất bơm như tính bào mòn, ăn mòn của hóa chất độc hại. Vì thế chất liệu màng bơm là rất quan trọng, chúng quyết định độ bền của cả Bơm GODO.

Van bi một chiều có tác dụng ngăn và dẫn hướng dòng chảy của chất lỏng đúng theo từng chu kỳ hút và xả. Chu kỳ hút thì van bi của cổng hút sẽ được mở ra để hút chất lỏng vào buồng bơm, đồng thời thì van bi cổng xả sẽ được đóng lại để tạo ra môi trường chân không cho buồng bơm hút chất lỏng vào buồng bơm. Chu kỳ xả thì ngược lại, van bi của cổng hút sẽ đóng lại và van bi cổng xả sẽ mở ra, màng bơm sẽ đẩy chất lỏng ra khỏi buồng bơm với áp suất của khí nén.

4. Van khí

Nhiệm vụ của van khí là phân phối khí nén cho Bơm GODO sang hai bên của buồng khí để đẩy màng bơm hoạt động. Van khí có cấu tạo đơn giản và có khả năng tự bôi trơn khi làm việc.

Cách chọn máy Bơm màng GODO: Chọn vật liệu thân bơm và màng bơm

Sau khi xác định được chất lỏng cần bơm, lưu lượng bơm và áp suất bơm bạn cần lựa chọn vật liệu màng bơm và vật liệu thân bơm phù hợp, đặc biệt tránh những vật liệu thân bơm và vật liệu màng bơm “xung khắc” với chất lỏng cần bơm để tăng tuổi thọ cho máy.

Chọn vật liệu màng bơm và thân bơm là bước quan trọng hàng đầu trong cách chọn Bơm GODO.

Có những loại vật liệu thân bơm và vật liệu màng bơm sau đây:

Màng: Neoprene (CR); NBR; Santoprene (TPO); Teflon (PTFE); Hytrel (TPFE). Màng teflon là loại màng bơm vật liệu cao cấp nhất và chịu ăn mòn tốt nhất, với những chất lỏng ăn mòn hoặc mài mòn nên sử dụng loại màng bơm này còn với riêng ứng dụng bơm bùn dùng màng bơm buna

Thân bơm: Polypropylene (PPG); Kynar (PVDF); Groundable Acetal (POM); Aluminum (Nhôm); S.S (Inox 314). Vật liệu bơm inox phù hợp chất lỏng ăn mòn nhẹ, vật liệu nhựa phù hợp với ứng dụng bơm chất lỏng ăn mòn, mài mòn cao, các loại vật liệu nhôm và gang dùng với ứng dụng chất lỏng không ăn mòn

Ngoài ra, cũng tùy thuộc model của từng loại bơm, không phải loại Bơm màng nào cũng có đầy đủ các loại vật liệu màng bơm và vật liệu thân bơm như trên.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Comments on “Hướng dẫn cách chọn máy Bơm màng khí nén”

Leave a Reply

Gravatar